Xem điểm thi vào lớp 10 của Nam Định TẠI ĐÂY.
Đã có hơn 30 tỉnh thành công bố điểm thi lớp 10. Ảnh: Thanh Tùng |
Năm học 2020-2021, Thanh Hóa có hơn 36.000 thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT với các môn thi là Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh. Thí sinh thi vào Trường THPT Chuyên Lam Sơn dự thi thêm môn chuyên.
Xem điểm thi vào lớp 10 của Thanh Hóa TẠI ĐÂY.
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay Nghệ An có hơn 35.000 thí sinh dự thi với 3 môn thi là Toán, Văn và Ngoại ngữ. Theo đó, môn Toán và môn Ngữ văn các thí sinh thi theo hình thức tự luận, bài thi Tiếng Anh theo hình thức trắc nghiệm.
Xem điểm thi vào lớp 10 của Nghệ An TẠI ĐÂY.
Năm nay, Hà Tĩnh có gần 16.500 thí sinh tại thi tuyển vào lớp 10 THPT. Trong số đó, hơn 15.600 thí sinh đăng ký dự thi vào lớp 10 không chuyên. Chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường THPT công lập gần 73% số học sinh dự thi.
Có hơn 864 thí sinh đăng ký dự thi vào lớp 10 THPT chuyên. Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2020-2021 của Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh là 355, với 11 lớp.
Xem điểm thi vào lớp 10 của Hà Tĩnh TẠI ĐÂY.
Xem điểm thi lớp 10 của Ninh Bình TẠI ĐÂY
Ngân Anh
Đến thời điểm này, đã có hơn 30 địa phương là Phú Yên, Ninh Bình, TP.HCM, An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Đắk Lắk, Phú Yên, Quảng Ngãi, Tây Ninh, Vĩnh Long... công bố điểm thi vào lớp 10 năm học 2020-2021.
" alt=""/>Điểm thi lớp 10 của Thanh Hóa, Nghệ An, Hà TĩnhTheo công văn, trong hai ngày 20 và 21/4 đã xảy ra một số vụ ngộ độc do ăn quả cây ngô đồng. Nguyên nhân do loại cây này có chứa hợp chất hữu cơ có khả năng gây độc cho cơ thể khi ăn phải.
Nhiều học sinh nhập viện sau khi ăn quả cây ngô đồng |
Để chủ động phòng ngừa, Sở GD-ĐT Nghệ An khẩn cấp yêu cầu các trường học loại bỏ ngay cây ngô đồng trong trường học.
Đồng thời, các trường tuyên truyền tới giáo viên, học sinh và phụ huynh kiến thức phòng chống ngộ độc thực phẩm, tuyệt đối không sử dụng các loại hoa, quả chứa hợp chất gây độc, hoặc nghi ngờ để ăn uống.
Ngoài cây ngô đồng, các trường rà soát để loại bỏ ngay các loại cây khác như lá ngón, cà độc dược, trúc đào...
"Nhà trường rà soát, loại bỏ ngay và không trồng các loại cây, hoa chứa hợp chất gây độc với mục đích làm cảnh, hoặc mọc hoang dại trong khuôn viên. Nếu phải trồng với mục đích học tập, nghiên cứu thì trường cần có biển báo và biện pháp kiểm soát an toàn đối với mỗi cây, hoa" – Sở GD-ĐT Nghệ An yêu cầu.
Trước đó, ngày 20/4 hơn 20 học sinh tại trường Tiểu học Nghi Hòa, TX.Cửa Lò bị ngộ độc khi nhặt hạt từ quả cây ngô đồng tại khuôn viên trường học và ăn trong giờ ra chơi. Hai ngày sau đó, 37 học sinh trường Phổ thông dân tộc nội trú - THCS huyện Quỳ Châu đã phải nhập viện với lý do tương tự.
Văn Bình
" alt=""/>Sở Giáo dục Nghệ An yêu cầu chặt bỏ cây ngô đồngTên gọi nhắc cột mốc lịch sử
Sinh ra đúng vào ngày đất nước giải phóng, anh Lê Thành Nam Giải Phóng (Quận Tân Bình, TP.HCM) chia sẻ bản thân anh cùng các bạn bè đồng lứa có phần may mắn khi sinh ra vào thời điểm đã hết chiến tranh, được sống trong hòa bình.
“Chúng tôi biết ơn và trân trọng điều đó. Chúng tôi chỉ còn đối diện với những chuyện cơm áo gạo tiền”.
Gia đình anh Giải Phóng |
Cũng chính vì sinh ra vào thời khắc lịch sử của đất nước mà bố mẹ quyết định đặt cho anh với một cái tên rất đặc biệt là “Giải Phóng”.
“Tôi sinh ra ở Hưng Yên, hồi nhỏ ai gọi sao thì biết vậy. Lúc 8 tuổi, khi cùng gia đình chuyển vào TP.HCM, khi đã có nhận thức hơn, đi học tôi mới để ý là nhiều thầy cô và bạn bè đặc biệt quan tâm đến sự kiện đó.
Sau rồi tôi tìm hiểu, mới biết tại sao mình lại có cái tên dài như thế. Vào ngày sinh tôi, mẹ tôi đi bộ lên trạm xá, nhưng lên tới nơi không có ai bởi mọi người hầu hết đều đang tập trung chuẩn bị cờ hoa để đón thời khắc lịch sử. Sau đó phải gọi người thân, họ hàng đến giúp. Rồi thì mọi người bàn bạc đặt tên tôi như vậy để kỷ niệm” - anh Phóng kể.
Được sinh ra vào ngày đặc biệt của đất nước, anh Phóng cho rằng đó là điều thú vị trong cuộc đời anh. Ngày sinh nhật của anh thường có đông đủ mọi người.
“Tôi vui vì đó là một sự trùng hợp tương đối thú vị. Sinh nhật của tôi có một điều đặc biệt hơn so với tất cả mọi người, là trùng với dịp kỷ niệm lớn của đất nước nên mọi người đều được nghỉ. Chính vì vậy, tôi có thêm nhiều thời gian để cùng gia đình và người thân, bạn bè ngồi lại với nhau trò chuyện, hỏi thăm, chia sẻ về cuộc sống và công việc”.
Nói về kỷ niệm những ngày sinh nhật đã qua, anh Phóng chia sẻ bản thân anh ấn tượng nhất với lần sinh nhật anh tròn 30 tuổi, cũng là dịp kỷ niệm 30 năm ngày đất nước giải phóng.
“Lần ấy, thành phố TP.HCM tổ chức sự kiện sinh nhật cho những người sinh vào ngày 30/4/1975. Ở thời điểm đó toàn thành phố có khoảng 1.500 người như vậy. Sau này chúng tôi giữ liên lạc được vài chục người và họp mặt gần gũi thường xuyên”.
Chị Võ Thị Kiều Diễm, cũng là một người sinh ra vào đúng ngày 30/4 lịch sử, hiện đang là một nhân viên truyền thông ở TP.HCM.
Chị Diễm vui vẻ nhớ lại “Từ những năm cấp 1, cấp 2…, cứ đến ngày 30/4, khi huyện tổ chức lễ chào mừng Ngày thống nhất đất nước, là nhà tôi có thư mời tham gia và mình được tặng quà.
Khi đó, tôi chỉ nghĩ là do mình học giỏi nên được tặng quà. Lớn dần lên, thì tôi bắt đầu hiểu được không những do học giỏi mà còn do mình may mắn sinh vào ngày trọng đại của đất nước.
Bạn bè hay trêu: “Sướng thế, cả nước rợp cờ hoa mừng sinh nhật nhé!”. Đúng vào ngày lễ, nên gia đình có dịp đi chơi, sum vầy nhân ngày sinh nhật của tôi”...
Chị Kiều Diễm: "Sinh ra đúng ngày 30/4/1975, tôi rất tự hào và luôn cố gắng vươn lên trong học tập. Sau khi ra trường, mỗi năm đều được báo đài thăm hỏi, mình cũng có thêm động lực trong công việc, hoàn thành trách nhiệm xã hội, thấy mình thật sự đang sống có ý nghĩa mỗi ngày" |
Trong nhóm những người sinh vào ngày 30/4 có một gia đình đặc biệt là anh Lê Vinh Quang và chị Minh Trang - cả vợ và chồng đều sinh ngày 30/4/1975.
“Sau sự kiện gặp mặt những người sinh vào ngày 30/4/1975 sau 30 năm, hai bạn này quen nhau và tiến tới lập gia đình. Hiện, chúng tôi vẫn thường xuyên giữ liên lạc, gặp nhau và năm nào cũng lên kế hoạch tổ chức sinh nhật chung cùng nhau” - anh Phóng kể.
“Sống chân thành sẽ nhận được nhiều hơn mong đợi”
Lớn lên cùng những đổi thay và phát triển của đất nước, anh Phóng cho hay điều anh hạnh phúc và tự hào nhất là thấy rõ sự chuyển mình rõ rệt, “rất đáng kể”, của đất nước sau 40 năm.
“Cuộc đời tôi đi từ vùng quê nghèo đến bây giờ ở tại một trong những thành phố lớn nhất của cả nước, là những trải nghiệm thật thú vị. Trong ký ức tôi thời 7, 8 tuổi là những bữa cơm độn khoai lang khô và bo bo để đủ ăn. Nhưng nhìn vào cuộc sống của chúng ta giờ đây, tôi nghĩ rằng đó là một sự phát triển tương đối khá.
Cá nhân tôi cho rằng sự phát triển của đất nước ta mấy năm qua là rất tích cực, và đang trong giai đoạn khả quan để có thể tiếp tục có những bước phát triển tiếp theo nữa. Tôi cảm nhận sự phát triển không bắt nguồn từ cái gì đó lớn lao mà ở ngay từ chính từng người dân, từng gia đình về kinh tế và điều kiện sống. Như gia đình tôi, từ những thời khắc cơm không đủ ăn, giờ đây không còn lo cơm áo nữa và nghĩ tới những điều kiện sống tốt hơn”.
Theo anh Phóng, nền kinh tế có thể có những lúc thăng trầm, nhưng điều anh hy vọng là sẽ luôn có chiều hướng, kết quả đi lên trong tương lai. Bản thân anh Phóng hiện chèo lái Công ty TNHH vật liệu Võ Lê Trương, góp sức mình vào sự phát triển chung của đất nước.
Cũng ra đời vào những tháng năm lịch sử của dân tộc - năm 1975, chị Lê Kim Thuỷ (Quận 3, TP.HCM) "cảm thấy rất hạnh phúc, tự hào khi được là công dân của TPHCM”.
Chị Lê Kim Thuỷ: "Tôi rất hạnh phúc, tự hào khi được là công dân của TPHCM" |
Nhớ lại ngày nhỏ, thành phố những năm đầu giải phóng còn bộn bề nhiều việc cần làm, chị Thủy cho biết khi đó “ngoài việc học chúng tôi còn có rất nhiều phong trào, hoạt động để đóng góp công sức vào sự phát triển chung. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, học sinh chúng tôi náo nức lượm giấy vụn làm kế hoạch nhỏ, tham gia giúp bạn vượt khó, giữ vệ sinh môi trường...”.
Hiện nay, khi đã trở thành giám đốc một cty bất động sản, chị Thủy bày tỏ mong muốn “đất nước hoà bình và ngày càng phát triển, để người dân yên tâm làm ăn, phấn đấu".
Chị Kiều Diễm thì chia sẻ: “Lớn lên từ những ngày đất nước còn dư âm nặng nề của chiến tranh, cùng vượt qua những khó khăn, cải cách, lớn lên cùng những thay đổi và hội nhập, tôi có nhiều điều kiện để học hành bài bản, nỗ lực vươn lên. Tôi nhìn thấy sự chuyển mình của đất nước hơn 40 năm qua, và sẵn sàng hội nhập với thế giới”.
Với những bạn trẻ sinh sau ngày 30/4, thế hệ 8x, 9x, là nguồn nhân lực chủ đạo của đất nước, chị Diễm muốn nhắn nhủ rằng “Cuộc đời bắt đầu từ những cuộc gặp gỡ, và cuộc đời bạn có thể bị ảnh hưởng rất nhiều bởi những người mà bạn gặp".
Do đó, "đừng ngại thay đổi trong cuộc sống, trong công việc. Khó khăn chỉ là để thử thách sự kiên trì, nhẫn nại và tôi luyện ý chí. Hãy sống chân thành, các bạn sẽ nhận được nhiều hơn mình mong đợi”.
Thanh Hùng – Nguyễn Thảo
" alt=""/>'Chúng tôi tự hào trưởng thành cùng thành phố'